Bé khó ngủ nên bổ sung gì? Gợi ý cho mẹ 3 thứ không thể bỏ qua!
Nguyễn Thị Hồng Vân
Th 7 18/11/2023
Nội dung bài viết
Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý thì trẻ có thể khó ngủ do bị thiếu chất. Vậy bé khó ngủ nên bổ sung gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để con có một giấc ngủ "tròn đầy" mẹ nha.
I. Bé khó ngủ nên bổ sung gì?
Có rất nhiều cách để bé ngủ ngon, một trong số đó là cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và các dưỡng chất cần thiết. Vậy mẹ đã biết bé khó ngủ nên bổ sung gì chưa? Hãy cùng điểm qua những gợi ý sau.
Vậy bé khó ngủ nên bổ sung gì?
1.1. Bổ sung các loại vitamin cần thiết
Để bé ngủ ngon, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung các loại vitamin dưới đây.
1.1.1. Vitamin D
Bé sơ sinh khó ngủ nên bổ sung gì, đáp án đầu tiên không thể bỏ qua đó là vitamin D. Theo nghiên cứu, vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi, photpho của cơ thể, làm giảm rối loạn giấc ngủ và tình trạng ngủ giật mình. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng khó ngủ do thiếu vitamin D thông qua các triệu chứng như chậm mọc răng, chậm biết đi, quấy khóc, ngủ giật mình.
1.1. 2. Canxi
Trẻ khó ngủ mẹ cũng cân nhắc bổ sung canxi. Vì thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, khiến trẻ nhức mỏi các cơ. Bé trằn trọc, khó ngủ, mơ màng, bất an.
Trẻ khó ngủ mẹ có thể bổ sung canxi nếu thiếu
1.1.3. Magie
Magie là nguyên tố vi lượng quan trọng tham gia quá trình trao đổi chất, hoàn thiện chức năng não và đảm bảo tim mạch khỏe mạnh. Việc thiếu magie sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng khó ngủ, thậm chí có thể bị chuột rút, hoặc mắc bệnh về da.
1.1.4. Vitamin E
Tác dụng chính của vitamin E là chống oxy hóa, trung hòa các chất tự do trong quá trình trao đổi chất. Do đó, với những bé khó ngủ mẹ nên bổ sung hoạt chất này. Ngoài tác dụng cải thiện giấc ngủ vitamin E còn giúp nâng cao miễn dịch, để mắt và da của bé khỏe hơn.
1.1.5. Vitamin nhóm B
Cái tên tiếp theo trong danh sách đáp án trẻ ít ngủ nên bổ sung gì còn có vitamin nhóm B, bao gồm B3, B5, B6, B9, B12. Hoạt chất này có khả năng điều chỉnh lượng axit amin tryptophan trong cơ thể và sản xuất melatonin gây buồn ngủ.
1.1.6. Vitamin C
Ngoài nổi tiếng với khả năng tăng cường miễn dịch vitamin C còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên, an toàn nếu dùng đúng liều. Vì vậy với bé khó ngủ mẹ có thể cân nhắc cho con sử dụng. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ thiếu vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng cáu gắt, khó ngủ và ngủ không sâu.
1.1.7. Sắt
Trẻ khó ngủ nên bổ sung gì? Đáp án không thể bỏ qua là sắt. Việc thiếu sắt kéo dài không chỉ gây ra các vấn đề về não bộ mà còn khiến bé mệt mỏi, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày mẹ nên cân chỉnh phù hợp bằng cách cho nhiều rau xanh, thịt gà, thịt bò, trứng, cá,...
Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm kẽm, protein, chất béo để giúp hỗ trợ giấc ngủ cho con được sâu và ngon hơn.
1.2. Bổ sung các loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon
Với các bé từ 6 tháng tuổi, ngoài vi chất một số thực phẩm dưới đây có thể giúp con ngủ ngon. Cụ thể:
Bổ sung một số thực phẩm cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn
Sữa và sản phẩm từ sữa: Trong sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng ổn định thần kinh, khống chế độ hưng phấn, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Do đó với trẻ khó ngủ mẹ hãy cho con một ly sữa ấm mỗi ngày.
Hạt sen: Những năm gần đây các nhà khoa học đã tìm thấy chất kiềm và glucoxit có tác dụng an thần trong hạt sen. Do đó với trẻ khó ngủ mẹ hãy thường xuyên chế biến món ăn từ thực phẩm này cho con.
Rau diếp xoăn: Mặc dù vị hơi đắng nhưng thực phẩm này cực kỳ hữu ích khi giúp lọc máu, mát gan, giải nhiệt hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp giải tỏa áp lực, gây ngủ cực tốt.
Bông cải xanh: Chứa nhiều magie, giúp thư giãn cơ bắp làm cho các tế bào não dễ chịu, vào giấc tốt hơn. Do đó với những bé khó ngủ mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Trứng: Nhiều người cho rằng ăn trứng buổi tối sẽ làm các bé khó tiêu. Tuy nhiên trên thực tế, việc ăn trứng luộc buổi tối sẽ giúp các bé vào giấc sâu hơn. Bởi thực phẩm này chứa một lượng lớn carbohydrates và protein tác dụng giúp giấc ngủ sâu.
Khoai tây: Là thực phẩm chứa nhiều carbohydrate mà khi kết hợp với tryptophan sẽ khiến cơn buồn ngủ đến nhanh. Vì vậy nếu chưa biết bé khó ngủ nên bổ sung gì mẹ hãy tăng cường thực đơn khoai tây cho con.
Hoa thiên lý: Loại rau này chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B1, B2, vitamin C và kẽm vừa tăng đề kháng vừa giúp bé tìm lại được giấc ngủ ngon. Mẹ có thể chế biến các loại rau này thành món canh hoặc xào trong các bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra để bé ngủ ngon, thực đơn hàng ngày có thể đến dùng rong biển, rau lạc tiên, rau rút, diếp xoăn,... Đây đều là những thực phẩm có tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ.
1.3 Bổ sung siro ngủ ngon cho bé
Ngoài việc bổ sung thực phẩm và các vi chất cần thiết, hiện nay nhiều bậc phụ huynh đang có xu hướng lựa chọn siro ngủ ngon. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên lựa chọn sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên, không chứa nguyên liệu tổng hợp. Một trong số đó, phải kể đến siro Fitobimbi Sonno. Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Ý, với tác dụng chính đó là hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ.
Mẹ có thể bổ sung siro ngủ ngon Fitobimbi Sonno cho bé
Tất cả các thành phần thảo dược có trong FitoBimbi SONNO đều trải qua các bước kiểm định gắt gao theo tiêu chuẩn ISO từ khâu gieo trồng, thu hái cho đến quá trình sản xuất. Đảm bảo không chất tạo màu, không chất tạo mùi, không tác dụng phụ và an toàn với phát triển của bé.
Đặc biệt Sonno còn có hương vị tự nhiên dễ uống, có thể pha được với sữa, nước hoa quả, đồ uống thông thường khác mà không làm biến đổi chất. Sản phẩm có chứng nhận an toàn cao Chứng nhận Ivegan (Không có bất kỳ thành phần nào từ động vật) nên mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng ngay từ 1 ngày tuổi.
II. Vai trò của giấc ngủ với bé
Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ, nhất là các bé sơ sinh. Dưới đây là những lợi ích mà việc ngủ ngon mang đến cho con.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với trẻ:
Giúp trẻ phát triển trí não: Có thể mẹ chưa biết, thời gian ngủ là lúc mà tế bào não phát triển mạnh mẽ. Do vậy, một giấc ngủ ngon sẽ giúp tăng cường trí nhớ và độ tập trung. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Epidemiol Community Health cho thấy những trẻ không đủ giấc trong 3 năm đầu sẽ gặp vấn đề liên quan đến việc nhận thức, khả năng đọc và làm toán tới năm 7 tuổi.
Phát triển thể chất: Hormone tăng trưởng được tiết nhiều nhất khi trẻ ngủ say vào khoảng 22-24h mỗi ngày. Do đó, nếu con ngủ ngon sẽ dễ đạt được chiều cao, cân nặng lý tưởng.
Hỗ trợ tinh thần: Ngoài ra, một giấc ngủ ngon còn sẽ giúp trẻ có được tinh thần thoải mái. Bé ngủ sâu sáng dậy sẽ có tâm trạng vui vẻ, cười đùa, tương tác tốt với mọi người. Nếu bị thiếu ngủ cơ thể sẽ tiết ra hóa chất làm mất cân bằng tâm trạng, khiến bé cáu gắt, mệt mỏi. Lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe, trí tuệ.
Tăng cường miễn dịch: Một giấc ngủ ngon còn sẽ giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Từ đó gia tăng khả năng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn để trẻ ít ốm.
III. Các nguyên nhân khiến bé khó ngủ
Ai cũng biết giấc ngủ có vai trò quan trọng với sự phát triển của bé. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sẽ ngủ ngon. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và ngủ không sâu.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ:
Bé khó ngủ do đâu?
Yếu tố sinh lý: Giấc ngủ của trẻ được chia thành 2 hình thức là giấc ngủ động (REM) và giấc ngủ tĩnh (Non REM). Ở giấc ngủ động các tế bào não và cơ quan hô hấp sẽ tăng cường hoạt động khiến cho nhịp thở của bé nhanh hơn bình thường. Do đó, khoảng thời gian này con dễ thức giấc. Trong khi đó trẻ sơ sinh dành 50% thời gian ngủ ở giấc ngủ REM. Vì vậy bố mẹ sẽ thấy con hay thức dậy ở phút 45-50. Đây là điều hoàn toàn bình thường.
Thói quen sinh hoạt không phù hợp: Chẳng hạn như trẻ ngủ ngày cày đêm, con đói bụng, bỉm bẩn, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, không gian phòng không phù hợp hoặc trẻ ngủ gần các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính đang hoạt động cũng khiến cho giấc ngủ khó giấc hơn.
Trẻ bị bệnh: Trẻ khó ngủ còn là dấu hiệu của bệnh lý như nhiễm khuẩn, béo phì, viêm tai giữa, trào ngược hoặc mắc vấn đề về hệ thần kinh. Những bệnh lý này khiến trẻ mệt mỏi, khó vào giấc do hệ hô hấp làm việc không được hiệu quả.
Thiếu hụt dưỡng chất: Theo chuyên gia, việc thiếu vi chất quan trọng như canxi, vitamin D, magie, kẽm cũng là lý do khiến trẻ tỉnh giấc, khó ngủ về đêm. Bởi hoạt chất này tham gia quá trình điều chỉnh sản xuất melatonin, điều chỉnh nhịp sinh học và giấc ngủ của cơ thể. Do đó, thiếu hụt có thể khiến bé bị rối loạn và khó vào giấc.
Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo lắng. Bởi nguyên nhân này hoàn toàn có thể khắc phục. Trường hợp đã chỉnh thói quen sinh hoạt, nhiệt độ, ánh sáng trong phòng phù hợp. Đồng thời ngoại trừ nguyên nhân bị bệnh mà trẻ vẫn khó vào giấc thì mẹ có thể bổ sung thêm các dưỡng chất phù hợp để giúp các bé ngủ ngon.
Lời kết:
Bé khó ngủ nên bổ sung gì chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời. Mong rằng với kiến thức trên mẹ sẽ biết cách bổ sung vi chất, sử dụng siro ngủ ngon cũng như xây dựng thực đơn phù hợp để hỗ trợ bé vào giấc tốt hơn. Chúc các mẹ thành công!
Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0916847722 để được hỗ trợ mẹ nhé!