Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao? 10 tuyệt chiêu cho mẹ
Nguyễn Thị Hồng Vân
Th 3 25/07/2023
Nội dung bài viết
Hầu hết những ai lần đầu làm cha mẹ sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi thấy trẻ quấy khóc nhiều đêm. Tình trạng này kéo dài còn khiến bố mẹ mệt mỏi đồng thời ảnh hưởng sức khỏe của con. Vậy trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau.
Xem thêm: Top 15+ loại canxi cho bé tốt nhất hiện nay
I. Trẻ sơ sinh hay khóc đêm vì sao?
Khóc đêm hay còn gọi khóc dạ đề, là hiện tượng quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Xuất hiện chủ yếu vào buổi tối khoảng từ 10h đến 1 hoặc 2h sáng. Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào giải thích được nguyên nhân của việc khóc đêm kéo dài ở trẻ sơ sinh.
Giả thuyết được các chuyên gia đồng tình nhiều nhất đó là tình trạng lo lắng, bất an hoặc những căng thẳng, bất ổn của mẹ ảnh hưởng đến bé. Ngoài ra trẻ còn có thể khóc do hệ tiêu hóa, thể chất non nớt chưa kịp thích ứng với chế độ ăn nhiều protein,.... Cụ thể:
Lý do trẻ sơ sinh hay khóc đêm
Thay đổi môi trường: Trong bụng của mẹ, trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian để ngủ và phần lớn là ban ngày. Vì vậy khi mới ra đời, trẻ vẫn sẽ giữ thói quen này.
Bé đói: Ở giai đoạn tăng trưởng trẻ sơ sinh sẽ bú liên tục. Do đó nếu không đáp ứng nhu cầu năng lượng, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc như một hình thức thông báo.
Quần áo hoặc tã quá chật: Trẻ sơ sinh hay có thói quen tiểu dầm vào đêm. Vì thế nếu không để ý thay tã thường xuyên hoặc mặc quần áo mặc quá chật khiến da kích ứng có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biểu tình.
Bé ăn sữa quá no: Việc ăn sữa no có thể khiến trẻ sơ sinh đầy hơi, chướng bụng. Đây là lý do khiến con khó chịu kéo dài và buộc phải thể hiện thông qua tiếng khóc.
Bé bị dị ứng: Các loại thực phẩm như sữa, trứng, các loại hạt và lúa mì trong chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sữa. Vì vậy đôi khi nó sẽ gây ra phản ứng quá kích với hệ tiêu hóa còn non của con, gây đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể dị ứng với protein trong sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa mà mẹ tiêu hóa. Đây chính là lý do khiến bé khóc nhiều về đêm.
Trẻ bị bệnh: Trẻ sơ sinh còn có thể quấy khóc về đêm nếu đang mắc bệnh cảm cúm, ngạt mũi, sốt,...
Môi trường ngủ không thoải mái: Trong giai đoạn nhũ nhi, cơ thể trẻ vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ. Vì vậy, nếu không gian ngủ không được thoải mái, phòng quá nóng, quá lạnh có thể khiến bé khó chịu và dễ quấy khóc.
Các yếu tố khác: Ngoài ra, còn rất nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh khóc dạ đề như thiếu hụt canxi, bị côn trùng cắn, phòng có tiếng ồn,...
Xem thêm: Bé khó ngủ nên bổ sung gì?
II. Trẻ khóc đêm nhiều có ảnh hưởng không?
Khóc đêm là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu nó diễn ra quá nhiều có thể để lại rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến trí não và thể chất của con.
Những ảnh hưởng khi trẻ thường xuyên khóc đêm
Chán ăn: Khi bé quấy khóc về đêm liên tục, giấc ngủ gián đoạn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến gai vị giác. Từ đó khiến bé chán ăn, không còn hứng với việc ăn uống.
Gia tăng vấn đề về hệ tiêu hóa: Theo đó, việc ngủ không đủ có thể khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa như táo bón, chướng bụng, khó tiêu,... lâu ngày dẫn đến khó hấp thu dưỡng chất.
Chậm phát triển: Ngoài ra, khóc đêm liên tục còn làm hormone tăng trưởng giảm đi, chiều cao, cân nặng, trí tuệ, cảm xúc của trẻ đều bị ảnh hưởng.
Tăng nguy cơ đột tử: Nguy hiểm hơn là nếu trẻ khóc nhiều về đêm và không dỗ được trong thời gian dài thì sẽ gây ra tình trạng ức chế hô hấp. Trẻ khó thở, tăng nguy cơ đột tử.
Do đó, cách tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của con là hãy nâng cao chất lượng giấc ngủ. Vậy trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao?
III. Cách trị khóc đêm ở trẻ sơ sinh
Theo chuyên gia, ngoài nguyên nhân bệnh lý thì trong trường hợp trẻ vẫn phát triển bình thường các mẹ hãy thật bình tĩnh, làm giảm triệu chứng khó chịu cho con bằng những cách sau.
Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao?
3.1. Cho bé khoảng thời gian đợi
Phản ứng tự nhiên của các ông bố bà mẹ khi trẻ sơ sinh cất tiếng khóc đó là vỗ về. Tuy nhiên, bạn nên có bước quan sát đợi chờ để xem phản ứng tiếp theo của con. Trẻ sơ sinh có thể quấy khóc một chút trong quá trình chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu. Do vậy đừng nôn nóng quá nếu bé khóc đêm mẹ nhé!
3.2. Bế và vỗ về
Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao? Bế và vỗ về có lẽ sẽ là đáp án được các ông bố bà mẹ đưa ra. Khi trẻ khóc đêm mẹ hãy bế và di chuyển qua lại để dỗ dành con. Hoặc cũng có thể đặt bé lên võng, nôi để đung đưa nhẹ. Những chuyển động nhịp nhàng sẽ giúp làm giảm khó chịu và đưa bé vào giấc sâu.
Vỗ về để bé ngủ ngon và sâu hơn
3.3. Tạo cho bé cảm giác bao bọc
9 tháng 10 ngày trong bụng của mẹ trẻ đã quen với cảm giác bao bọc, có gì quấn quanh mọi lúc. Đó là lý do vì sao mà con cảm thấy thoải mái khi được bao bọc, quấn trong tấm chăn. Do vậy, nếu muốn tìm cách trị trẻ khóc đêm hãy thử quấn lớp chăn mỏng tạo cảm giác an toàn, giúp con duy trì giấc ngủ mà không gián đoạn.
3.4. Chú ý nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Do đó, nếu vẫn chưa biết trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao mẹ hãy duy trì nhiệt phòng phù hợp. Lý tưởng nhất là khoảng 27-28 độ C với trẻ sơ sinh và 25-26 độ với trẻ nhỏ. Có thể điều chỉnh tùy theo điều kiện thực tế và giữ không gian ngủ yêu tĩnh.
3.5. Phát âm thanh quen thuộc
Trong bụng của mẹ không hề yên ắng mà luôn có những âm thanh riêng. 9 tháng 10 ngày trong đó, trẻ đã rất quen với âm thành này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm thanh tương tự trong bụng của mẹ có thể làm bé thư giãn và giảm tần số sóng của não để con nhanh buồn ngủ hơn. Do đó, trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao, mẹ hãy thử phát loại âm thanh này.
3.6. Massage cho bé
Trẻ sơ sinh rất thích hơi ấm. Khi được truyền ấm bằng cách đặt tay lên da, nhiệt độ cơ thể con sẽ dần ổn định. Vì thế mà bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Do đó nếu trẻ khóc đêm mẹ hãy thử đặt con lên trên ngực kết hợp với việc massage để giúp lưu thông khí huyết, xoa dịu cảm giác hưng phấn cao độ. Từ đó, giúp trẻ ngủ ngon, ít quấy khóc. Gợi ý cho mẹ đó là dùng tay tiếp xúc trực tiếp với da, bắt đầu xoa nắn tay, chân, lưng, ngực và mặt của bé.
Massage cũng là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
3.7. Kiểm tra và thay tã thường xuyên
Trẻ sơ sinh bài tiết rất nhiều nên tã/ bỉm nhanh ướt. Do đó, bố mẹ hoặc người chăm sóc cần phải kiểm tra tã/ bỉm thường xuyên để trẻ không bị khó chịu, quấy khóc.
3.8. Chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ và chọn sữa phù hợp với con
Bé sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao? Nếu trẻ bú mẹ mà gặp vấn đề tiêu hóa mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mình . Đặc biệt ưu tiên thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc,... tránh tiêu thụ đồ dầu mỡ, cay nóng,...
Với trẻ không bú sữa mẹ cần cân nhắc chọn sữa có thành phần êm dịu với hệ tiêu hóa, đảm bảo dinh dưỡng cho bé trong những tháng đầu.
3.9. Đảm bảo cữ cho bé ăn no
Để trẻ sơ sinh ngủ ngon mẹ cần lên thời gian biểu cụ thể cho các bữa sữa của con. Thông thường các bé sẽ phải mất khoảng 2 tiếng mới tiêu hóa hết thức ăn. Do đó mẹ nên cân nhắc lịch trình phù hợp cho bé uống sữa đúng cữ để không bị đói hoặc no ảnh hưởng giấc ngủ.
3.10. Sử dụng siro ngủ ngon thảo dược cho bé
Ngoài việc cải thiện thói quen, không gian ngủ các bậc phụ huynh có thể tham khảo sử dụng siro thảo dược như Fitobimbi Sonno để hỗ trợ bé ngủ ngon. Sản phẩm này nhập khẩu nguyên hộp từ Ý, hiện được tin dùng tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Với thành chính là các thảo dược tự nhiên, kiểm định gắt gao từ khâu gieo trồng thu hoạch, chế biến , đạt tiêu chuẩn GMP, ISO nên hoàn toàn phù hợp với bé. Việc sử dụng Fitobimbi Sonno sẽ đem đến những tác dụng như:
Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon
Hỗ trợ giảm căng thẳng
Fitobimbi Sonno siro ngủ ngon cho bé từ 1 ngày tuổi
Lời kết:
Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao? Hầu hết các trường hợp này không cần chữa trị đặc hiệu, trừ khi các mẹ nhận thấy dấu hiệu bất thường về sức khỏe như khóc kéo dài hơn 4 tiếng kèm theo nôn ói, tiêu chảy, sình bụng hoặc trẻ có dấu hiệu lả thì cần đưa con tới viện. Trường hợp trẻ vẫn vui chơi bình, ăn uống, tăng cân bình thường thì hãy mẹ chỉ cần hỗ trợ bằng những biện pháp gợi ý ở trên.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0916847722 để được hỗ trợ mẹ nhé!