Trẻ bị táo bón nên bổ sung gì? 4 chìa khóa vàng cho mẹ!
Nguyễn Thị Hồng Vân
Th 3 12/12/2023
Nội dung bài viết
Trẻ bị táo bón luôn là vấn đề nan giải, khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Vậy trẻ bị táo bón nên bổ sung gì để nhanh cải thiện? Dưới đây là 4 gợi ý mà mẹ cần “nằm lòng”.
I. Tổng quan về bệnh táo bón ở trẻ
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng cần xử lý kịp thời, tránh để biến chứng. Theo chuyên gia, việc để táo bón kéo dài khiến phân bị tích tụ bên trong đại tràng, làm ruột hấp thụ độc tố gây hại cho bé. Trẻ bị táo bón kéo dài có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Đại tiện ra máu, nứt kẽ hậu môn, trĩ nội, trĩ ngoại, tắc ruột, viêm ống dẫn hậu môn, biếng ăn, suy dinh dưỡng,...
Trẻ bị táo bón cần được điều trị kịp thời
Do đó, khi con có các dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
Bé đi đại tiện ít hơn 2 lần một tuần
Đi đại tiện phân khô, cứng, vón cục như phân dê
Mỗi lần đi bé khó chịu, bị đau hậu môn
Trẻ liên tục thay đổi tư thế, gồng mình, cong mông để rặn
Bụng trẻ chướng, đầy hơn, đau bụng
Són phân ít nhất 1 lần/ tuần.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ táo bón, trong đó chia làm 2 nhóm chính sau:
Nguyên nhân thực thể: Do bé bị bệnh cường giáp, phình đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường hoặc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh ảnh hưởng khả năng tiêu hóa.
Nguyên nhân chức năng: Chủ yếu liên quan đến 2 chức năng chính là tái hấp thu nước và tổng đẩy phân của ruột. Tình trạng này khởi phát chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt không được khoa học. Bé nhịn đi cầu, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc quá nhiều protein,....
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Nếu do bệnh lý, bé sẽ dùng thuốc. Nếu là do chức năng, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống , sinh hoạt và bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ. Vậy trẻ táo bón nên bổ sung gì?
II. Trẻ bị táo bón nên bổ sung gì?
Táo bón khiến trẻ vô cùng khó chịu tuy nhiên ba mẹ đừng vội sử dụng biện pháp thụt tháo. Vì việc lạm dụng có thể khiến bé lệ thuộc, mất đi phản xạ đi ngoài tự nhiên. Để khắc phục tình trạng táo bón, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm những thứ sau.
2.1 Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Nếu trẻ táo bón trong quá trình ăn dặm, cha mẹ nên chọn các loại rau quả có nhiều chất xơ. Cụ thể:
Thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho bé táo bón
Mồng tơi: Chất nhầy pectin và tinh bột Polysaccharide trong rau mồng tơi còn giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và đẩy chất thải ra ngoài.
Bông cải xanh: Với lượng chất xơ dồi dào, bông cải xanh có tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm tăng thể tích của phân, giúp bé đại tiện dễ dàng.
Mận: Loại quả này có nguồn polyphenol dồi dào giúp tăng chất lỏng trong đường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
Chuối chín: Một quả chuối chín có chứa đến 12% hàm lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Do đó khi bị táo bón mẹ có thể sử dụng cho con để tăng nhu động ruột, kích thích cảm giác đi ngoài.
Táo: Chứa lượng lớn chất xơ và petin giúp làm mềm phân và giảm thời gian di chuyển của phân trong ruột.
Lê: Loại quả này cung cấp một lượng lớn đường fructose và sorbitol giúp kéo nước vào trong lòng mạnh, tốt cho nhuận tràng tự nhiên.
Kiwi: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón không thể thiếu quả kiwi. Thực phẩm này chứa actinidia có khả năng phá vỡ protein, thúc đẩy dạ dày tiêu hóa và tăng tần suất đi ngoài.
Bơ: Có hàm lượng chất xơ khá cao, giúp bé nhuận tràng, dễ tiêu. Đối với trẻ bị táo bón mẹ nên nghiền nhuyễn rồi thêm chút muối để dễ ăn hơn.
Các loại đậu: Nhóm thực phẩm này chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột, từ đó làm giảm táo bón.
Ngoài những thực phẩm cần phải bổ sung, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón nên hạn chế thịt đỏ, sữa, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh mì,...
2.2 Bổ sung nước
Bổ sung nước là một trong những cách điều trị táo bón mà các bố mẹ nên làm cho con. Lý do là bởi khi bị táo bón cơ thể sẽ bị thiếu nước. Và cũng chính bởi thiếu nước nên phân khô cứng và khó di chuyển trong hệ tiêu hóa, khiến cho tình trạng táo bón nặng hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bù nước khoáng có ga có thể giúp trẻ giảm hẳn tình trạng táo bón. Ngoài ra bố mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước ép hoa quả. Việc này cũng sẽ giúp làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa.
Cho bé uống nước đầy đủ để ngăn táo bón
Dưới đây là cách ước tính lượng nước cần dùng cho bé theo từng độ tuổi:
Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống nước, nhưng nếu trẻ bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200ml nước/ngày.
Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300ml nước/ngày.
Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600ml nước/ngày.
Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày.
Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000ml nước/ngày). Nước có thể ở các dạng nước lọc, nước hoa quả, nước canh, nước sinh tố,...
2.3 Bổ sung các thuốc điều trị táo bón
Nếu việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt không đạt hiệu quả mẹ có thể cân nhắc dùng thuốc điều trị cho con. Vậy trẻ hay bị táo bón nên bổ sung gì? Dưới đây là những loại thuốc thường được chỉ định bổ sung cho bé.
Thuốc bổ sung chất xơ: Loại thuốc này có khả năng tăng hấp thụ nước, giúp làm mềm phân, tạo cơn co thắt trong ruột để tống đẩy phân ra ngoài hiệu quả. Việc sử dụng thuốc có thể mất tới vài ngày để phát huy được tác dụng.
Thuốc bôi trơn: Là thuốc nhuận tràng có tác dụng bôi trơn, để phân di chuyển dễ dàng qua ruột. Sau khoảng 6-8 tiếng kể từ khi dùng thuốc sẽ phát huy hiệu quả.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Là thuốc giữ nước trong ruột, giúp làm mềm phân, để bé đại tiện dễ dàng. Chúng có thể ở dạng thuốc xổ, thuốc đạn hoặc uống qua miệng. Thuốc sẽ phát huy tác dụng trong vòng 30 phút sau khi dùng.
Thuốc nhuận tràng kích thích: Thường dùng trong các trường hợp táo bón quá nghiêm trọng. Thuốc có tác dụng kích thích các cơ trong ruột co lại, đẩy phân ra ngoài. Thông thường, thuốc sẽ phát huy hiệu quả trong vòng 6-10h.
Thuốc làm mềm phân: Có tác dụng bổ sung chất béo và nước, để bé đại tiện dễ hơn. Những loại thuốc này sẽ cần khoảng 1-3 ngày mới phát huy tác dụng.
Tuy nhiên việc dùng thuốc trị táo bón trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như khiến bé lệ thuộc, giảm hấp thu dinh dưỡng hoặc ảnh hưởng tới các cơ quan như tim, thận,... Vì vậy mẹ không nên dùng như một biện pháp điều trị dài ngày.
2.4 Dùng siro hỗ trợ điều trị táo bón
Khác với thuốc điều trị, siro thường được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên nên khá an toàn, lành tính. Việc sử dụng lâu không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên hiệu quả thường đến từ từ và nó đòi hỏi mẹ phải biết cách chọn sản phẩm hợp với con.
Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho trẻ táo bón nhưng Fitobimbi Isilax vẫn là cái tên được nhiều mẹ bỉm nhắc đến. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật mà sản phẩm này mang đến.
Fitobimbi Isilax giải pháp cho trẻ táo bón kéo dài
Nhập khẩu nguyên hộp từ Ý: Isilax do Pharmalife Research, đơn vị dược phẩm hàng đầu tại Italia sản xuất. Hiện được nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam. Sản phẩm được đánh giá cao tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Thành phần thảo dược chuẩn hóa Châu Âu: Fitobimbi Isilax được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, chuẩn hóa châu Âu gồm: chất xơ hòa tan, Manna, cẩm quỳ, nước ép cô đặc mận và táo tây có tác dụng tốt trong việc điều trị táo bón. Thành phần trước khi đưa vào sản xuất đều được kiểm tra nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chí an toàn nên mẹ an tâm.
Hiệu quả đa tác động: Sản phẩm vừa giúp bổ sung chất xơ hòa tan, làm mềm phân, tăng sinh lợi khuẩn; vừa giúp điều hòa nhu động ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp giảm ma sát, bảo vệ đường tiêu hóa non nớt của trẻ, phòng ngừa táo bón tái phát.
An toàn: Fitobimbi Isilax đảm bảo 5 yếu tố: Không chất bảo quản, không thành phần biến đổi gen, không kim loại nặng, không tác dụng phụ, không gây lệ thuộc. Sản phẩm còn đạt chứng nhận iVegan (thuần thực vật), không lactose, không gluten nên khá an toàn cho bé từ 6 tháng tuổi.
Dễ dùng: Ở dạng siro, Isilax có màu vàng sánh, vị chua ngọt nhẹ của mận nên rất dễ dùng. Mẹ có thể cho bé uống trực tiếp hoặc pha vào đồ ăn, thức uống đều được.
Xem thêm:
Còn chần chừ gì mà không nhanh tay đặt mua sản phẩm để “TÁO BÓN KÉO DÀI” không còn là nỗi ám ảnh với con mẹ nha!
Lời kết:
Trẻ bị táo bón nên bổ sung gì bài viết trên đã gợi ý chi tiết. Tùy vào tình trạng của bé mà mẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Chúc các mẹ thành công!