Tác hại khi dùng thuốc chống nôn trớ cho bé và giải pháp thay thế

Ngô Anh Điệp
Th 4 07/08/2024
Nội dung bài viết

Sử dụng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh là giải pháp giúp giảm nhanh tình trạng nôn trớ. Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nhiều bất lợi. Vậy có nên sử dụng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh hay không? Giải pháp nào thay thế cho tình trạng này? Đọc và bỏ túi ngay trong bài viết sau!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày của bé nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu. Ngoài ra, nếu mẹ chăm sóc sai cách, trẻ cũng có thể gặp hiện tượng này. Chẳng hạn như:

  • Cho bé ăn quá nhiều

  • Cho bé bú không đúng tư thế, bú bình sai cách khiến nuốt nhiều không khí thừa

  • Trẻ vừa ăn no đã đặt nằm

  • Quấn tã hoặc khăn quá chặt

Trẻ sơ sinh nôn trớ chủ yếu do dạ dày còn nằm ngang

Trẻ sơ sinh nôn trớ chủ yếu do dạ dày còn nằm ngang

Theo một số tài liệu y khoa có tới 65% trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ bị nôn trớ. Tình trạng này sẽ tự hết khi trẻ lớn lên và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nôn trớ lại là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như lồng ruột, tắc ruột, viêm màng não,...

Có nên sử dụng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể nôn trớ chục lần trong ngày, thậm chí là hơn. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều ba mẹ lo lắng con không đủ sữa tăng cân. Vậy có nên dùng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh hay không?

Theo các chuyên gia, việc quyết định có sử dụng thuốc chống nôn trớ cho bé hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:

  • Nôn trớ do sinh lý hay bệnh lý

  • Tần suất nôn

  • Các triệu chứng hoặc biểu hiện đi kèm

Mặc dù thuốc chống nôn trớ có thể giúp trẻ ngừng nôn nhanh chóng. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi đa phần trẻ sơ sinh nôn trớ sinh lý sẽ tự hết khi con lớn lên. Vì vậy không cần phải can thiệp bằng thuốc.

Với những bé nôn trớ nặng việc ưu tiên nhất bù nước, bằng cách cho bé bú nhiều. Với trường hợp nôn trớ do bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật nếu bé bị viêm ruột thừa, tắc ruột, hẹp môn vị hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa. 

Tác dụng phụ khi dùng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Sử dụng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh là điều không cần thiết. Việc tự ý “nạp” thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị ngộ độc nếu dùng thuốc chống nôn trớ quá liều

Trẻ sơ sinh bị ngộ độc nếu dùng thuốc chống nôn trớ quá liều

1. Tăng nguy cơ rạn xương

Sử dụng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh dưới dạng ức chế proton, kháng histamin không những không giảm triệu chứng mà còn ảnh hưởng sức khỏe của bé nếu dùng lâu dài.

Nguyên nhân là bởi khi cơ thể bị ức chế tiết acid, sẽ giảm hấp thu calcium khiến hormon tuyến cận giáp tăng tiết để tái lập cân bằng. Từ đó dẫn đến cường tuyến cận giáp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến loãng xương, xương dễ gãy, rạn ở trẻ.

2. Gây ngộ độc

Tình trạng ngộ độc thuốc chống nôn ở trẻ những năm gần đây ở mức báo động. Theo số liệu thống kê tại bệnh viện Nhi Đồng 1, tỉ lệ trẻ ngộ độc thuốc chống nôn dưới 1 tuổi là 57% và dưới 6 tháng là 47%. Trong đó, tỉ lệ ngộ độc ở bé gái nhiều hơn bé trai. Khi bị ngộ độc, trẻ có thể gặp các vấn đề như:

  • Buồn ngủ, mệt mỏi: Một số thuốc chống nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi do tác động đến hệ thống thần kinh. Do đó, trẻ sẽ có các dấu hiệu li bì, ít hoạt động, ngủ nhiều.

  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ uống thuốc chống nôn trớ có thể táo bón, tiêu chảy do thuốc tác động lên hệ tiêu hóa.

  • Thay đổi tâm trạng: Những bé dùng thuốc chống nôn thường có tâm trạng lo lắng, kích thích, con có thể cáu gắt, tức giận khi dùng thuốc này.

  • Rối loạn nhịp tim: Do có tác động nên hệ tim mạch nên việc dùng thuốc quá liều sẽ khiến tim trẻ đập nhanh, không đều.

  • Dị ứng: Bé có thể xuất hiện triệu chứng ngứa, phát ban, sưng tấy nếu dị ứng với thành phần trong thuốc

  • Tác động đến hệ thần kinh: Đặc biệt nguy hiểm hơn đó là một số loại thuốc chống nôn trớ có thể tác động lên hệ thần kinh,  gây ra các triệu chứng như: co cứng cơ, co giật vùng đầu, xuất hiện hội chứng an thần ác tính,...

Tác dụng phụ này đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Giải pháp cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Như đã thông tin, tự ý dùng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh .Vì vậy, khi bé bị nôn trớ nhiều thay vì dùng thuốc mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau.

1. Chia sữa thành từng bữa nhỏ

Một cách đơn giản để giảm nguy cơ nôn trớ cho trẻ sơ sinh là chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh việc cho bé ăn nhiều một lúc. Chẳng hạn như nhu cầu sữa của bé một ngày là 800ml, thay vì chia thành 10 bữa mỗi bữa 80ml thì mẹ có thể chia thành 12 bữa mỗi bữa 65ml.

Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp bé tránh được nguy cơ nôn trớ sau mỗi bữa ăn.

Chia nhỏ cữ ăn trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa

Chia nhỏ cữ ăn trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa

2. Cho bú đúng cách

Cũng là cách hay giúp giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà không cần thuốc.

  • Theo đó với những bé bú mẹ: Cho bé ngậm đúng khớp vú. Bú hết bầu vú bên trái rồi sang bên phải để đảm bảo.

  • Với bé bú bình: Mẹ luôn phải giữ núm bình đầy sữa, tránh hở khiến trẻ nuốt phải hơi nhiều. Trước khi cho bú, nhớ ấn vào van xả khí để loại bỏ khí dư trong bình ra ngoài.

3. Vỗ ợ hơi cho bé

Sau khi trẻ ăn mẹ hãy giữ trẻ ở tư thế cao đầu. Ví dụ như để cằm bé tựa vào vai rồi tiến hành vỗ ợ hơi để giúp đẩy lượng khí dư ra ngoài. Sau khoảng 3-5 phút hãy đặt bé nằm trong tư thế đầu cao hơn. Tư thế này giúp lượng thức ăn được giữ lại trong dạ dày, ngăn ngừa tình trạng nôn trớ xảy ra.

Ợ hơi cho bé sau ăn để giảm trớ sữa

Ợ hơi cho bé sau ăn để giảm trớ sữa

4. Không rung lắc trẻ

Điều quan trọng nữa không kém để giúp hạn chế tình trạng nôn trớ mà không cần dùng đến thuốc cho con là không rung lắc trẻ trong bất cứ tình huống nào. Việc rung lắc, nhất là sau ăn có thể tăng nguy cơ nôn trớ và gây tổn hại đến não của con.

5. Nới lỏng quần áo hoặc tã

Quấn tã hoặc mặc quần áo chật cũng là nguyên nhân khiến con nôn trớ. Vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép. Vì vậy với trẻ sơ sinh, nhất là trong 3 tháng đầu mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng mát, nới lỏng khu vực quanh bụng, tránh gây áp lực cho bộ phận này.

6. Sử dụng siro chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Khác với thuốc, siro giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh có thành phần chính là các thảo dược tự nhiên nên khá an toàn. Với trường hợp trẻ nôn trớ nhiều, ảnh hưởng đến việc tăng cân mẹ có thể cân nhắc sử dụng.

Một trong số các sản phẩm đang được các mẹ tin dùng cho bé đó là Fitobimbi Gas- sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Italia. Fitobimbi Gas được nghiên cứu và phát triển bởi Pharmalife Research - một trong những đơn vị dược phẩm nổi tiếng Châu Âu. Ngay khi ra mắt, Fitobimbi Gas đã chinh phục các mẹ bởi những ưu điểm nổi bật dưới đây:

TPBVSK Fitobimbi Gas hỗ trợ giảm nôn trớ cho bé

TPBVSK Fitobimbi Gas hỗ trợ giảm nôn trớ cho bé

  • Thảo dược chuẩn hóa Châu Âu: Được kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu gieo trồng, thu hoạch đến chế biến nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

  • Hiệu quả: Với bảng thành phần dồi dào gồm các thảo dược như chiết xuất quả tiểu hồi; hoa cúc Đức, quả Caru, tinh dầu Bạc hà,...Fitobimbi Gas được các mẹ bỉm đánh giá cao về khả năng hỗ trợ loại bỏ khí dư, giảm hiện tượng ọc sữa, nôn trớ. Cải thiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng và tăng cường tiêu hóa cho con.

  • An toàn: Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP, ISO đảm bảo tiêu chí 4 KHÔNG: Không lactose, không gluten, không chất độc hại, không thành phần biến đổi gen. Việc sử dụng an toàn cho bé ngay từ 1 ngày tuổi.

  • Dễ sử dụng: Fitobimbi Gas có mùi thảo dược, vị chua nhẹ, có thể pha loãng cùng nước và sữa mà không ảnh hưởng hiệu quả sản phẩm. Sản phẩm được nhiều bạn nhỏ yêu thích.

Với Fitobimbi Gas, việc chăm con sẽ thảnh thơi hơn. Thay vì phải vùi mặt trong “núi” việc phát sinh khi con nôn trớ thì mẹ bỉm có nhiều thời gian để nghỉ ngơn hơn. Gas cũng sẽ giúp mẹ tiết kiệm kinh tế, đỡ vất vả trong việc tìm biện pháp để giảm nôn trớ cho con.

Vậy còn chần chừ gì nữa mà không sử dụng Fitobimbi Gas để nâng niu chiếc bụng của con mẹ ơi!

Lời kết:

Không nên tự ý sử dụng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh. Vì điều này tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Phần lớn, trường hợp nôn trớ sẽ tự hết khi con lớn lên. Tuy nhiên với các trường hợp nôn trớ kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển mẹ có thể tham khảo những dòng sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm nôn cho con. Chúc các mẹ thành công!

 Tags:
Nội dung bài viết