Trẻ thiếu kẽm có những dấu hiệu nào? Bổ sung ngay cho trẻ bằng cách này!
DS Minh Đức
Th 3 12/11/2024
Nội dung bài viết
Kẽm rất quan trọng với sức khỏe của trẻ, tuy nhiên theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam cho thấy có đến 64,9% trẻ dưới 5 tuổi có dấu hiệu thiếu Kẽm. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung kẽm cho trẻ. Tuy nhiên, bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách nào thì đa số cha mẹ đều chưa có kiến thức đúng. Hãy cùng tham khảo ngay những cách này cha mẹ nhé!
Xem thêm:
- Kẽm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? 7 gợi ý “vàng” cho mẹ
- Kẽm Smartbibi Zinc có tốt không? Đánh giá ưu điểm và hạn chế
TRẺ THIẾU KẼM THƯỜNG CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NÀO?
Suy giảm miễn dịch: Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Hệ miễn dịch của trẻ suy yếu khiến cơ thể dễ bị tổn thương.
Biếng ăn, chậm tăng cân: Kẽm là khoáng chất quan trọng để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng. Thiếu kẽm làm trẻ dễ biếng ăn, dẫn đến chậm tăng cân và chậm phát triển chiều cao.
Rối loạn tiêu hóa: Thiếu kẽm có thể làm suy yếu niêm mạc ruột, gây tiêu chảy, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Chậm lành vết thương: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và phục hồi da. Thiếu kẽm làm cho vết thương lâu lành, hoặc dễ bị viêm nhiễm.
Tóc khô, dễ gãy: Kẽm giúp nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh. Thiếu kẽm có thể dẫn đến tóc khô, dễ gãy, thậm chí rụng tóc.
Móng tay có đốm trắng: trên móng của trẻ có thể xuất hiện các đốm trắng nhỏ như hạt gạo và rải rác trên các ngón tay.
Rối loạn giấc ngủ: Thiếu kẽm có thể gây ra khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc giấc ngủ không đều.
Các biểu hiện da liễu: Trẻ thiếu kẽm có thể xuất hiện các biểu hiện như da khô, nổi mẩn ngứa, nổi ban đỏ.
Chậm phát triển tâm lý: Kẽm cũng tham gia vào các hoạt động thần kinh. Thiếu kẽm kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và khả năng học hỏi của trẻ.
Khi bé có những biểu hiện này, cha mẹ nên quan tâm ngay đến việc bổ sung Kẽm cho trẻ để tránh việc trẻ thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ sau này.
CÁCH BỔ SUNG NGAY KẼM CHO TRẺ ĐƠN GIẢN TIỆN LỢI
Việc bổ sung Kẽm mẹ cần lưu ý bổ sung bằng chế độ ăn uống hàng ngày hoặc bổ sung qua các loại chế phẩm chứa Kẽm nếu việc ăn uống hàng ngày không đủ lượng kẽm theo khuyến nghị. Vì bản chất Kẽm là vi chất hấp thu vào cơ thể khá ít, chỉ tối đa từ 10 - 20%. Mà chế độ ăn của trẻ em Việt nam không phải lúc nào cũng đủ các loại thực phẩm chứa Kẽm và đủ lượng hấp thu cho trẻ. Mẹ có thể bổ sung kẽm qua các cách sau:
1. Bổ sung kẽm qua thực phẩm hàng ngày
Hải sản: Hàu, cua, tôm, cá là những nguồn thực phẩm giàu kẽm.
Thịt đỏ: Thịt bò, thịt heo và gan động vật có hàm lượng kẽm cao.
Ngũ cốc nguyên cám: Yến mạch, gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên cám là nguồn bổ sung kẽm từ thực vật.
Các loại hạt và đậu: Hạt bí, hạt hướng dương, đậu xanh, đậu đỏ cũng có nhiều kẽm.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa, phô mai và sữa chua là nguồn cung cấp kẽm tốt và dễ tiêu hóa cho trẻ.
2. Bổ sung kẽm các sản phẩm chứa Kẽm
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm rõ ràng, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung kẽm qua viên uống hoặc siro. Việc này cần phải được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp, tránh tình trạng quá liều.
Liều lượng bổ sung kẽm khuyến cáo cho trẻ:
Trẻ dưới 6 tháng: 2 mg/ngày
Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi: 3 mg/ngày
Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 5 mg/ngày
Mẹ có thể sử dụng các loại sản phẩm chứa Kẽm dễ dàng như Smartbibi Zinc - một sản phẩm được khuyến cáo dùng cho trẻ từ 1 ngày tuổi.
Smartbibi Zinc là sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Ý bởi công ty Gricar - một trong những công ty hàng đầu về sản xuất các sản phẩm từ thiên nhiên tại Châu Âu. Smartbibi Zinc là dòng sản phẩm có những ưu điểm vượt trội như
Có vị nhạt thanh, hương cam, cực dễ uống ngay cả với những bé sơ sinh
Được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia, dược sĩ Nhi khoa từ Châu Âu khuyên dùng cho bé
Có thành phần Kẽm chelate hữu cơ Bisglycinate được nghiên cứu chứng minh hấp thu gấp 43,3% so với với Kẽm Gluconate (https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18271278/)
An toàn, dịu nhẹ, lành tính với trẻ do không chứa Gluten, lactose, Cồn - những thành phần dễ gây dị ứng với trẻ.
Thành phần có cúc la mã giúp kháng viêm, giảm tác dụng phụ khi bổ sung kẽm. Vitamin C giúp tăng cường hấp thu kẽm và tăng cường đề kháng.
Giúp bé giảm biếng ăn, tăng đề kháng, giảm rối loạn tiêu hóa, giảm tiêu chảy, giúp bé tăng cân, ngủ tốt.
Cách dùng: trẻ 0 - 3 tuổi: 2ml/ngày. Trẻ 4 - 13 tuổi: 4ml/ngày. Trẻ 13 tuổi trở lên: 6ml/ngày.
3. Chú ý kết hợp với vitamin và khoáng chất khác
Vitamin C và vitamin A hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm tốt hơn. Vì vậy, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu các loại vitamin này, như trái cây tươi (cam, kiwi) và rau xanh.
Không dùng kẽm cùng canxi: Khi bổ sung kẽm, tránh dùng đồng thời với các sản phẩm chứa canxi (sữa, sữa bột), vì canxi làm giảm khả năng hấp thụ kẽm.
4. Lưu ý thời gian và cách dùng
Uống sau khi ăn: Để tránh kích ứng dạ dày, nên cho trẻ uống kẽm sau bữa ăn.
Thời gian bổ sung: Bổ sung kẽm liên tục trong vòng 2-3 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó có thể dừng lại và theo dõi biểu hiện của trẻ.
Mọi thắc mắc về dấu hiệu trẻ thiếu kẽm, cách bổ sung Kẽm cho trẻ hiệu quả, mẹ có thể liên hệ hotline 0916847722 để được tư vấn miễn phí mẹ nhé!